PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP HIỆU QUẢ MÔN ĐỊA LÍ
Môn Địa lí vừa thuộc lĩnh vực khoa học xã hội (Địa lí kinh tế – xã hội) vừa thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên (Địa lí tự nhiên), giúp học sinh có được những hiểu biết cơ bản về khoa học địa lí, các ngành nghề có liên quan đến địa lí, khả năng ứng dụng kiến thức địa lí trong đời sống; đồng thời củng cố và mở rộng nền tảng tri thức, kĩ năng phổ thông cốt lõi đã được hình thành ở giai đoạn giáo dục cơ bản, tạo cơ sở vững chắc giúp học sinh tiếp tục theo học các ngành nghề liên quan. Vậy học Địa lí như thế nào cho hiệu quả, em hãy tham khảo một số phương pháp như sau:
Học bài đúng cách:
Khoa học đã chứng minh rằng, khi chúng ta học thuộc lòng, thông tin chỉ nằm ở dạng “trí nhớ ngắn hạn” và được giữ tạm thời trong não. Nếu những kiến thức này không được lặp đi lặp lại thường xuyên thì sẽ bị “xóa” đi để ghi đè lên bằng những ký ức mới.
Do đó, việc cầm sách đọc đi đọc lại kiến thức để nó được lưu giữ lại mà một cách học bài vô cùng không hiệu quả.
- Khi vừa học xong, em có thể đọc thuộc hết tất lý thuyết Địa lý vô cùng trôi chảy. Thế nhưng sau một vài tháng, em có thể chỉ còn nhớ được 1 phần rất ít những ký ức này. Vì vậy, hãy bỏ đi việc học thuộc truyền thống. Thay vào đó, hãy cầm bút lên và ghi chép lại tất cả kiến thức cần nhớ. Đây là phương pháp học địa lý hiệu quả vô cùng đơn giản.
Phương pháp này không chỉ áp dụng riêng với môn Địa, mà còn với tất cả các môn cần phải học thuộc lòng khác. Tất cả các nội dung kiến thức ở dạng lý thuyết cần phải nhớ, hãy bắt đầu viết vào sổ. Ghi thật ngắn gọn, dễ hiểu và rõ ràng để mang lại kết quả học tập cao hơn.
- Hệ thống lại kiến thức cần thiết bằng sơ đồ hình cây:
+ Cách đơn giản nhất để sổ ghi chép kiến thức của bạn được sử dụng đúng, hãy viết kiến thức theo hệ thống và bằng sơ đồ. Địa lý chia thành các phần kiến thức, mỗi phần này lại gồm nhiều bài. Mỗi bài lại gồm nhiều ý lớn quan trọng nữa.
+ Hãy hình dung tất cả chúng như một thân cây đại thụ, và kiến thức cơ bản nhất cần nhớ chính là rễ cây. Bắt đầu từ gốc là môn học, những rễ lớn sẽ là các phần kiến thức, từ rễ lớn này lại dẫn đến các rễ nhỏ là những nhánh kiến thức nhỏ. Điều này sẽ giúp em ghi nhớ một cách có hệ thống và lâu dài hơn.
+ Ngoài ra, quyển sách chuyên dùng để ghi chép sẽ trở thành bộ tài liệu của riêng bạn để thực hiện phương pháp học địa lý hiệu quả. Và em có thể xem lại và được gợi nhớ về kiến thức, bất cứ khi nào bạn cần thiết.
Cố gắng nắm chắc lý thuyết ngay tại lớp:
Việc tập trung vào bài giảng sẽ giúp bạn dễ dàng nắm chắc kiến thức ngay tại lớp, bởi Địa Lý là môn đòi hỏi sự tư duy logic cao, em không nắm rõ một bài thì rất có thể những bài tiếp theo cũng sẽ không hiểu. Với những bài học có nội dung dài hoặc có mối liên hệ với nhau thì nên tóm tắt bằng sơ đồ hình xương cá nhằm hệ thống, khái quát kiến thức cơ bản.
Rèn luyện kỹ năng sử dụng Atlat:
Atlat là công cụ học tập vô cùng hiệu quả đối với môn Địa Lý, và em phải cố gắng tận dụng tối đa kỹ năng sử dụng Atlat. Khi dùng Atlat bạn cần ghi nhớ một số nguyên tắc cơ bản:
- Tìm hiểu tình hình sản xuất (tình hình phát triển) của một ngành, ta chủ yếu khai thác các biểu đồ tương ứng trong Atlat.
Tác giả: Đoàn Thị Thuyên
TTCM Tổ Văn - Sử - Địa – GDKT&PLBottom of Form